Những loại cây điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả
Lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC, thuộc họ hồ tiêu, là loại cây thân thảo lâu năm có sức sống tốt. Cây non mọc thẳng, khi lớn bò trên mặt đất, lá đơn hình tim, mặt lá bóng có màu xanh đậm, mùi thơm nồng đặc trưng.
Ngoài công dụng là chế biến thành các món ăn cây lá lốt còn là một vị thuốc trong Đông y. Theo Đông y lá lốt vị nồng, tính ấm. Có công dụng ôn trung, tán hàn, chữa bệnh về xương khớp, đầy hơi khó tiêu, ra mồ hôi tay. Theo Tây y, lá và thân cây lá lốt có chứa nhiều tinh dầu và alcaloid.
Đông y dùng cây lá lốt chữa bệnh khớp, phong thấp, khó tiêu, đầy bụng
Từ lâu Đông y đã dùng cây lá lốt chữa bệnh khớp, đặc biệt là chữa bệnh đau nhức xương khớp khi trời lạnh. Lá lốt phơi khô hoặc sao vàng nấu lấy nước hoặc kết hợp với các loại cây chữa bệnh xương khớp khác trong Đông y giúp làm giảm triệu chứng đau nhức khớp, thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, Gout,… Dù có nhiều công dụng tốt song cần dùng lá lốt đúng liều lượng, tốt nhất là theo chỉ dẫn của cơ sở Đông y uy tín. Việc lạm dụng lá lốt có thể gây ngộ độc như nôn ói, tăng thân nhiệt.
Gối hạc
Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng. Cây còn có tên gọi khác là gối, gối đơn, cây mũn. Là loại cây bụi cao 1 – 1.5m, thân cây phân nhánh theo hình zic-zắc, có lông mịn, thân non màu xanh đốm tía, khi già có màu nâu sần sùi. Lá cây hình răng cưa, mặt lá có lông ngắn mịn. Hoa nhỏ màu đỏ mọc thành cụm.
Cây gối hạc trị thấp khớp trong Đông Y
Y học cổ truyền dùng rễ và thân cây gối hạc trị thấp khớp, sưng khớp, rong kinh. Hạt có tác dụng chữa giun sán. Theo Đông Y, cây gối hạc có vị đắng tính mát, thích hợp tiêu sưng, thông huyết, kháng viêm. Rễ cây có thể dùng tươi hoặc sấy khô nấu nước uống, cũng có thể ngâm rượu phố hợp với các thảo dược khác đắp ngoài da.
Cây nha đam
Cây nha đam tên khoa học là Aloe spp, còn có tên gọi khác là lô hội hay lưu hội. Lá cây hình mũi mác, mọng nước, bên trong chứa nhiều chất nhầy, dọc thân lá có gai nhỏ. Nha đam có hai loại khác nhau, loại cây to cao khoảng 2-5m và loại nhỏ cao khoảng 25 – 50cm. Nha đam có nhiều công dụng như: thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, chống tình trạng mỏi mắt, làm đẹp, nhuận trường…
Không thể dùng cây nha đam chữa bệnh khớp hoàn toàn nhưng vẫn có hiệu quả kháng viêm giảm đau
Cây nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa và các chất chống viêm giúp phòng và hạn chế viêm khớp. Nhiều thông tin cho rằng có thể dùng cây nha đam chữa bệnh khớp, thực tế việc dùng nha đam (chủ yếu dưới hình thức bôi ngoài da, tác động vào vùng sưng viêm) chỉ có công dụng nhất thời kháng viêm giảm đau, không thể chữa dứt điểm bệnh. Dù vậy đây cũng là một cách để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả.
Mắc cỡ (xấu hổ)
Cây mắc cỡ (xấu hổ) có tên khoa học là Mimosa pudica L., còn được biết với tên cây trinh nữ. Đây là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp được dùng trong Y học cổ truyền. Trong Đông y, cây mắc cỡ có tên Hàm tu thảo, vị ngọt, tính hơi hàn. Có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, an thần, giảm đau. Lá, thân, rễ cây mắc cỡ đều có thể dùng được. Lá cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô, thân rễ thái mỏng phơi khô hoặc sao vàng nấu nước uống hoặc kết hợp với các cây thuốc chữa bệnh khớp khác. Cần lưu ý không dùng cây mắc cỡ cho phụ đang mang thai, người có thể trạng yếu, sức khỏe suy nhược.
Nguồn: Sưu tầm
Mục lục